Thứ Tư, 20 tháng 8, 2014

Những điều cần biết về nứt kẽ hậu môn

 Những kiến thức cần biết về nứt kẽ hậu môn


Bệnh nứt kẽ hậu môn không ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn nhưng sẽ gây ra rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt của bạn. Bạn cần tìm hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng của bệnh để có phương pháp điều trị kịp thời dứt điểm.

1. Nguyên nhân nứt kẽ hậu môn

- Những bệnh nhân bị các bệnh liên quan đến hậu môn, trực tràng phần lớn là do táo bón. Nứt kẽ hậu môn cũng vậy do táo bón lâu ngày khi đi đại tiện thì người bệnh phải rặn mạnh khiến cho hậu môn phải chịu áp lực cao gây nên nứt kẽ hậu môn.

- Do thói quen sinh hoạt chưa đúng cách: ngồi lâu, ngồi xổm khi đi đại tiện, làm cho máu bị dồn ứ ở trực tràng hoặc khi đại tiện dùng sức rặn quá mức, rặn liên tục gây ứ máu cục bộ, vùng hậu môn bị tác động mạnh dẫn đến hậu môn bị nứt.

- Không giữ vệ sinh hậu môn và các vùng xung quanh hậu môn sạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus sinh sống .Gây nhiễm trùng, vi khuẩn xâm nhập vào tuyến hậu môn phá hoại các tổ chức ở đây, gây ra các đường rò, lở loét dẫn đến nứt kẽ hậu môn.

- Do tiền sử bệnh nhân đã mắc các bệnh liên quan đến rối loạn  đường ruột, bệnh viêm  loét đại tràng… do không chữa trị hoặc không chữa trị triệt để bệnh tái phát đi tái phát lại nhiều lần làm bệnh nhân dễ mắc phải các bệnh lý về táo bón mãn tính gây ra chứng nứt kẽ hậu môn.

- Do tổn thương hậu phẫu thuật vùng hậu môn , sinh đẻ ảnh hưởng  đến vùng da ống hậu môn, dần dần vết nứt sâu đến hết tầng da, gây loét do viêm nhiễm mãn tính.

Những kiến thức cần biết về nứt kẽ hậu môn


2. Triệu chứng nứt kẽ hậu môn

- Đi đại tiện đau và chảy máu: Thông thường máu chảy không nhiều, khi đi đại tiện bệnh nhân do rặn quá mạnh gây tổn thương vùng hậu môn gây chảy máu. Máu thường dính theo phân hoặc sau khi đi đại tiện thấy máu dính trên giấy vệ sinh.

- Vùng hậu môn thấy đau và sưng  tấy : Đặc biệt khi đi đại tiện triệu chứng này rất rõ ràng . Xung quanh hậu môn bị sưng, vùng da bị viêm nứt kẽ hậu môn sẽ lan rộng dần, dẫn đến hiện tượng bị loét, dịch hậu môn sẽ chảy vào vùng da này gây sưng tấy, loét.

Ngứa hậu môn: giai đoạn đầu vùng cơ quanh ống hậu môn có kẽ nứt, tính đàn hồi giảm, chỗ kẽ nứt bị viêm nhiễm gây loét hậu môn bệnh nhân lúc nào cũng trong cảm giác  ngứa hậu môn.

3. Điều trị nứt kẽ hậu môn 

- Thay đổi thói quen sinh hoạt, thói quen đi đại tiện : Tránh việc rặn mạnh khi đại tiện sẽ tăng áp lực, làm rách lại vết nứt cũ đang lành hoặc gây ra vết nứt mới.

- Cung cấp đầy đủ chất xơ, thực phẩm tốt cho nhuận tràng trong bữa ăn hàng ngày, uống nhiều nước giúp phân mềm việc đi đại tiện cũng dễ dàng hơn. 

- Tùy theo tình trạng bệnh của mỗi bệnh nhân các bác sĩ chuyên khoa sẽ có phương pháp điều trị thích hợp hoặc là dùng thuốc bôi hoặc là  phẫu thuật cắt một phần cơ vòng hậu môn để giảm co thắt và giảm đau giúp mau lành vết nứt.

Hiện nay chưa có một loại thuốc đặc hiệu nào cho căn bệnh này, nhưng nứt kẽ hậu môn và trĩ là hai bệnh hoàn toàn khác nhau. Vì vậy khi có biểu hiện của nứt kẽ hậu môn, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và điều trị sớm tránh ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như cuộc sống của bạn.

Trên đây là một số chia sẻ về Những kiến thức cần biết về nứt kẽ hậu môn và bệnh nứt kẽ hậu môn nếu bạn còn thắc mắc gì có thể gọi đến cho chúng tôi theo số điện thoại 0438.288.288 các chuyên gia tư vấn sẽ giải đáp giúp bạn. 

( Nguồn : http://tritri.vn/nut-ke-hau-mon.html )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét