Thứ Hai, 17 tháng 3, 2014

Bệnh trĩ ngoại- Kiến thức tổng quan

Bệnh trĩ ngoại- Kiến thức tổng quanTrĩ ngoại là một loại bệnh trĩ, trong đó các búi trĩ nằm ở phía dưới vùng lược, có thể dễ dàng nhìn thấy bũi trĩ và các búi trĩ này không thể đưa vào bên trong hậu môn. Người bị trĩ ngoại thường ít, đúng hơn là không bị chảy máu. Trĩ ngoại thường do chùm tĩnh mạch ngoài bị giãn, gấp khúc tạo nên.





Phân loại các dạng của trĩ ngoại Theo nguyên nhân gây ra các búi trĩ, người ta phân trĩ ngoại ra thành 4 dạng : trĩ ngoại do tắc mạch máu, do tĩnh mạch bị phình gập, trĩ ngoại do chứng viêm và trĩ ngoại do tổ chức kết đế gây nên.
1. Trĩ ngoại do tắc mạch máu : Trĩ ngoại do mạch máu do tĩnh mạch trên trĩ bị tắc hay vỡ gây chảy máu, mạch máu đầy những cục máu, ở phía dưới da phần cửa hậu môn hình thành những cục trĩ nhỏ
2. Trĩ ngoại do tĩnh mạch bị phình gập: Tĩnh mạch phía dưới da bị gấp khúc, ở phần rìa cửa hậu môn hình thành những viền bướu hình tròn, hình bầu dục, hay hình dài gây ra trĩ. Nếu có phù thũng, hình trạng sẽ lớn hơn, trong búi trĩ có cả chỗ tắc máu và tổ chức kết đế.
3. Trĩ ngoại do chứng viêm : Là do những nếp gấp ở cửa hậu môn bị viêm , phù thũng gây nên. Thường cửa hậu môn bị tổn thương, do lây nhiễm vi khuẩn gây nên.
4. Trĩ ngoại do tổ chức kết đế:  Do rãnh nhăn ở phần rìa cửa hậu môn phình to, các mô kết đế bị tăng sinh, trong đó mạch máu lại rất ít, do những mảnh da dài ra, gọi là trĩ ngoại do da. Ở vùng rìa hậu môn có thể thấy những mảnh da đơn phát hoặc vòng trong sa xuống và lòi ra, trĩ hình vòng có thể dạng mào hoa, gọi là trĩ ngoại dạng da thừa hay còn gọi là Trĩ tiêu binh.
4 thời kỳ phát triển của trĩ ngoại: Trĩ ngoại được chia ra làm 4 thời kỳ Trĩ lòi ra ngoài. Trĩ lòi ra ngoài với các búi tĩnh mạch ngoằn ngoèo. Trĩ bị tắc, đau, chảy máu. Trĩ bị viêm, nhiễm trùng, ngứa và đau.
Về điều trị bệnh trĩ ngoại Điều trị bệnh trĩ ngoại có các phương pháp sau: Ngăn chặn các yếu tố nguy cơ Tập thói quen đi cầu đều đặn hàng ngày. Điều chỉnh thói quen ăn uống: Tránh các chất kích thích như cà phê, rượu, trà, Tránh các thức ăn nhiều gia vị như ớt, tiêu, Uống nước đầy đủ, Ăn nhiều chất xơ. Vận động thể lực: nên tập thể dục và chơi các môn thể thao nhẹ như bơi lội, đi bộ… Điều trị các bệnh mãn tính hiện có như viêm phế quản, dãn phế quản, bệnh lỵ …
Phương pháp điều trị nội khoa
Vệ sinh tại chỗ tốt bằng phương pháp ngâm nước ấm 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần 15 phút. Thuốc trị bệnh trĩ: có 2 loại: loại dùng trong là loại thuốc viên dùng để uống và loại cho tác dụng tại chỗ là thuốc mỡ để bôi hoặc thuốc đạn được đặt vào trong hậu môn.
Thuốc viên uống. Đây là thuốc chứa các hoạt chất Rutin (còn gọi là vitamin P) hoặc các chất được trích từ thực vật được gọi chung là Flavonoid; có tác dụng điều hòa tính thẩm thấu và tăng sức bền chắc thành của các tĩnh mạch, do đó làm giảm phù nề, giảm sung huyết các tĩnh mạch ở vùng trĩ. Do tác động đến tĩnh mạch nên thuốc ngoài chữa trĩ còn dùng để trị chứng suy, dãn tĩnh mạch, đặc biệt bị ở chi dưới như tê chân, nổi gân xanh.
Trong điều trị, bác sĩ sẽ tùy theo tình trạng bệnh cho liều điều trị tấn công và liều điều trị củng cố. Ngoài thuốc tác động chính trên tĩnh mạch trĩ, bác sĩ có thể chỉ định thêm các thuốc khác như: kháng sinh, thuốc chống viêm, thuốc giảm đau, thuốc trị táo bón v.v… Người bệnh cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ định, dùng đủ và đúng thuốc. Đặc biệt, kiên trì dùng thuốc kéo dài đủ thời gian.
Thuốc cho tác dụng tại chỗ: thuốc đạn đặt vào trong hậu môn (trong trường hợp bị trĩ nội) hoặc dùng thuốc mỡ để bôi lên tổn thương. Thuốc cho tác dụng tại chỗ thường chứa nhiều hoạt chất như: hoạt chất làm giảm đau, chống viêm, kháng sinh, hoạt chất bảo vệ làm bền chắc tĩnh mạch, ngoài ra còn chứa các vitamin, chất bổ dưỡng giúp tổn thương mau lành. Cách dùng thường là đặt thuốc đạn hoặc bôi thuốc mỡ 2-3 lần trong ngày, nên đặt hoặc bôi sau khi đi tiêu và tối trước khi ngủ.
Điều trị bằng phẫu thuật Trĩ ngoại không có chỉ định điều trị thủ thuật và phẫu thuật trừ khi có biến chứng nhiễm trùng, lở loét hay tắc mạch tạo thành những cục máu đông nằm trong các búi trĩ. Điều trị bằng phẫu thuật như cắt bỏ bóc tách huyết khối trĩ ngoại, cắt bỏ mô liên kết trĩ ngoại, giãn tĩnh mạch trĩ ngoại, cắt bỏ viêm bên ngoài. Mục đích là loại bỏ bệnh trĩ hoặc dùng phương pháp thắt khiến cho mạch máu bị tắc hoặc ép phổi. Đốt điện hoặc laser chiếu xạ cũng có hiệu quả rất tốt.
Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh trĩ Người mắc bệnh trĩ cần hạn chế những công việc nặng nhọc, tránh động tác mạnh làm cho áp lực trong xoang bụng tăng lên đột ngột, tránh ngồi lâu, đứng nhiều. Bạn cũng cần tránh va chạm vùng hậu môn, giấy vệ sinh phải mềm, dùng các loại xà phòng ít tính acid đồng thời giữ sạch vùng hậu môn, nhưng tránh rửa quá nhiều sẽ va chạm gây thương tổn. Đặc biệt người mắc bệnh trĩ cũng nên tránh bia, rượu, các thức ăn dễ kích ứng niêm mạc dạ dày, ruột (như ớt, hồ tiêu, cà ri…), tránh tiêu chảy.
Bạn nên ăn nhiều chất xơ như ăn cam, quýt giúp phân mềm, đỡ táo bón. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng, nhuận tràng như rau lang, rau mồng tơi, rau đay, rau dền để nấu canh ăn thường xuyên rất tốt cho người bệnh trĩ. Ngoài ra, người bệnh nên sử dụng rau dấp cá có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, rất hiệu quả trong trị bệnh trĩ và táo bón. Chuối cũng là loại quả có giá trị nhuận tràng tốt, sau mỗi bữa ăn nên dùng một quả chuối. Củ khoai lang cũng có công dụng nhuận tràng tốt, nên ăn thêm vào các bữa ăn phụ.
Trên đây là những giới thiệu cơ bản của các chuyên gia phòng khám đa khoa Khương Trung. Nếu bạn vẫn còn những thắc mắc có thể nhận tư vấn trực tiếp với các chuyên gia của chúng tôi. Ngoài ra, nếu bạn đang có nhu cầu trị căn bệnh này nhanh chóng, hiệu quả, bạn có thể đăng ký qua mạng để được miễn phí đăng ký và được ưu tiên sắp xếp bác sĩ khám bệnh.
Nếu có các thắc mắc về bệnh trĩ và các phương pháp phòng tránh trĩ, bạn hãy liên hệ phòng khám đa khoa Khương Trung, 59 Khương Trung, Hà Nội để được tư vấn trực tiếp. ĐT: 0438 288 288.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét