Thứ Hai, 17 tháng 3, 2014

Bệnh trĩ nội và các giai đoạn của bệnh

Trĩ nội là một bệnh lý hậu môn trực tràng thường gặp, càng ngày người bệnh càng có ý thức tìm hiểu và nâng cao nhận thức về bệnh trĩ, đặc biệt là các biểu hiện của trĩ nội. Bác sĩ Hải chuyên khoa ngoại của phòng khám đa khoa Khương Trung cho biết để phòng ngừa trĩ nội cần phải hiểu rõ và tránh nhầm lẫn về các triệu chứng và sự phát triển của bệnh.


Các cấp độ của trĩ nội

Dựa vào mức độ nghiêm trọng khác nhau của trĩ nội ta có thể chia làm 4 giai đoạn.

Giai đoạn 1: Ngoài hiện tượng đại tiện ra máu, những giọt máu thường lẫn trong phân hoặc xuất ra bên ngoài thì không có cảm giác gì. Khi nội soi có thể phát hiện trên niêm mạc có các nốt to nhỏ khác nhau, mềm và có màu đỏ; kiểm tra bằng tay thấy mềm, niêm mạc mỏng, khi đi đại tiện dễ cọ sát với phân và gây chảy máu, các giọt máu lẫn trong phân. Ở giai đoạn này các búi trĩ nhỏ và không lòi ra bên ngoài hậu môn.

Giai đoạn 2: Ở giai đoạn này sau khi chảy máu liên tục sẽ rất dễ hình thành viêm nhiễm, gây sưng và đau đớn ở hậu môn, tình trạng này phát triển ngày càng nặng hơn, các búi trĩ to hơn và lòi ra khỏi hậu môn khi đi đại tiện nhưng sau đó có thể tự thu vào được. Khi nội soi phát hiện các lớp niêm mạc trở lên dày hơn, các búi trĩ chuyển sang màu đỏ tím, có kèm theo dịch tiết. Khi đi đại tiện do sự kích thích và ma sát với phân sẽ rất dễ gây ra chảy máu.

Giai đoạn 3: Ở giai đoạn này bệnh tình của người bệnh đã trở lên khá nghiêm trọng, sự khó chịu và đau đớn họ phải chịu nhiều hơn 2 giai đoạn trước rất nhiều. Các búi trĩ ngày càng to hơn, tăng sản mô liên kết, niêm mạc dày lên, có màu hồng đậm và thô ráp. Các búi trĩ khi lòi ra khỏi hậu môn thì không tự thu vào được nữa, cần phải dùng tay nhét vào hoặc nằm ngửa một lúc mới có thể thu vào được. Trong giai đoạn này các búi trĩ lòi ra ngoài thường xuyên hơn chỉ cần dùng sức một chút, khi ho, khi đi bộ hoặc khom người cũng khiến các búi trĩ lòi ra.

Giai đoạn 4: Búi trĩ lòi ra ngoài hậu môn, hay còn gọi là lòi dom, đến lúc này búi trĩ không thể dùng tay nhét vào bên trong hậu môn được nữa.Nêu các búi trĩ sau khi lòi ra ngoài mà không thể thu vào được là do cơ vòng bị co thắt, gây sức ép, cản trở sự lưu thông của máu, khiến các búi trĩ sưng và tắc nghẽn, có thể dẫn đến hoại tử, gây đau nhức và nghẹt búi trĩ. Nếu hoại tử này gây ra viêm loét, chất dịch tiết ra nhiều, ngoài cảm giác đau đớn khó chịu còn có thể kèm theo nóng sốt, tiểu tiện khó khăn, thậm chí do phân ma sát lên các vết loét có thể gây ra chảy máu dai dẳng và các triệu chứng khác.Người thường xuyên bị chảy máu có thể dẫn đến thiếu máu, vì vậy cần quan sát và kiểm tra cẩn thận.

Trên đây là những kiến thức bệnh trĩ cơ bản và các cấp độ của trĩ nội. Tuy nhiên để có thể biết chính xác, cụ thể của căn bệnh này bệnh nhân cần phải kiểm tra, thăm khám trực tiếp mới có thể chẩn đoán được bệnh. Bác sĩ Hải cho biết, với mỗi cấp độ bệnh thì sẽ có những phương pháp điều trị và xử lý khác nhau. Vì thế bệnh nhân cần kiểm tra, thăm khám càng sớm càng tốt tránh để bệnh phát triển lâu càng nặng thêm.

Nếu cần tư vấn thêm về bệnh các bạn hãy gọi đến điện thoại đường dây nóng 0438 288 288 hoặc chát trực tuyến với bác sĩ phòng khám đa khoa Khương Trung để nghe bác sĩ tư vấn miễn phí.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét