Thứ Hai, 17 tháng 3, 2014

Bệnh trĩ ngoại


 Theo các bác sĩ chuyên khoa tại phòng khám đa khoa Khương Trung cho biết bệnh trĩ ngoại nguyên nhân, biểu hiện và phương pháp điều trị như sau. 


Trĩ làm cho rất nhiều người bệnh cảm thấy vô cùng khổ sở, sức khỏe cơ thể bị đe dọa nghiêm trọng. Các chuyên gia cho biết bệnh trĩ phát tác chủ yếu liên quan đến thói quen ăn uống, thói quen đại tiện, các tư thế của cơ thể…. không tốt. Cụ thể như sau:

1, Thói quen ăn uống không tốt: ăn các thức ăn cay nóng, các chất  kích thích cao sẽ dẫn đến trĩ ngoại.

2, Tư thế cơ thể không tốt, quá mệt mỏi: ngồi lâu, đứng lâu, ngồi xổm nhiều, đi nhiều cũng có thể gây nên bệnh trĩ.

 3, Thói quen đại tiện không tốt: ngồi xí bệt nhiều, thời gian lâu.

 4, Áp lực bụng tăng cao: mang thai, phì đại tuyến tiền liệt cũng là nguyên nhân gây trĩ.

 5, Máu lưu thông cục bộ kém gây tụ máu hoặc huyết quản phồng to.

 + Đứng thẳng: chịu tác dụng của trọng lực gây nên trĩ.

+  Khi đại tiện phải dặn nhiều làm tăng áp lực của bụng cũng gây nên trĩ.

+  Các mô dưới cơ niêm mạc trực tràng bị thả lỏng, lực cản xung quanh huyết quản yếu dẫn đến hình thành bệnh trĩ.

+ Tĩnh mạch trên trực tràng không có van tĩnh mạch, huyết quản đi qua các cơ xung quanh hậu môn gây trĩ.

 6, Các nguyên nhân khác: cao huyết áp, xơ gan, xơ động mạch, viêm mãn tính trực tràng hậu môn… đều có thể gây nên bệnh trĩ.

Bệnh trĩ có thể do tăng áp lực tĩnh mạch phần dưới trực tràng. Nguồn gây áp lực phổ biến bao gồm:

- Táo bón và kèm theo biến dạng bên ngoài.

- Tiêu chảy và đột ngột đại tiện phân lỏng.

- Ngồi hoặc đứng trong thời gian dài.

- Béo phì.

- Mang vác nặng.

- Mang thai và sinh con.


 1. Biểu hiện bệnh trĩ ngoại do tụ máu:

Bề mặt ngoài búi sưng có màu sẫm, đôi khi có màu tím, hơi cứng, đau, có lúc các cục máu đông sau 2 – 3 tự tiêu biến đi, triệu chứng đau giảm bớt và có thể tự khỏi. Đôi khi búi trĩ sưng bị nhiễm trùng mưng mủ, da lở loét, có thể tạo thành nứt kẽ hậu môn.
 2. Biểu hiện của bệnh trĩ ngoại do viêm nhiễm hậu môn:
Người bệnh thường cảm thấy rát ngứa hậu môn, ẩm ướt, sau khi đi đại tiện hoặc hoạt động mạnh thì tình trạng nghiêm trọng hơn. Khi kiểm tra có thể thấy phần da ở các nếp gấp viền hậu môn bị xung huyết, sưng to, có một lượng nhỏ chất bài tiết đọng lại. Đây là triệu chứng thường gặp của bệnh trĩ ngoại.

 3. Biểu hiện bệnh trĩ ngoại do các tĩnh mạch căng lên:

Biểu hiện chính của bệnh trĩ ngoại do giãn tĩnh mạch đó là trước, sau hậu môn hoặc quanh hậu môn có các đám rối tĩnh mạch lồi lên, bề mặt ngoài được bao phủ một lớp da, dưới da là một đám rối tĩnh mạch lớn.

 4. Biểu hiện bệnh trĩ ngoại do các mô liên kết:
lúc đầu chỉ là các nếp gấp viền hậu môn sưng to, ở giữa có phân và chất bài tiết tích tụ, lớp da có màu đỏ sậm, bề mặt da bị trầy xước; do có tác động viêm nhiễm lặp đi lặp lại nên lớp da bên ngoài hậu môn lồi lên, mềm, có màu vàng, thường nằm ở sau hậu môn hoặc rìa hậu môn hoặc cả hai.

Thường kèm theo hiện tượng nhú phì đại và xơ cứng các mô quanh hậu môn, dễ bị tác động dẫn đến co thắt cơ vòng gây đau đớn.

C. Phòng ngừa bệnh trĩ ngoại:

1.  Ngăn chặn các yếu tố thuận lợi phát sinh bệnh trĩ:

 - Tập thói quen đi cầu đều đặn hàng ngày.

- Điều chỉnh thói quen ăn uống:

Tránh các chất kích thích như cà phê, rượu, trà.

Tránh các thức ăn nhiều gia vị như ớt, tiêu.

Uống nước đầy đủ.

Ăn nhiều chất xơ.

-Vận động thể lực: nên tập thể dục và chơi các môn thể thao nhẹ như bơi lội, đi bộ…

-Điều trị các bệnh mãn tính hiện có như viêm phế quản, dãn phế quản, bệnh lỵ …

  2. Điều trị nội khoa:

 - Vệ sinh tại chỗ tốt bằng phương pháp ngâm nước ấm 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần 15 phút.

- Thuốc trị bệnh trĩ:  có 2 loại: loại dùng trong là loại thuốc viên dùng để uống và loại cho tác dụng tại chỗ là thuốc mỡ để bôi hoặc thuốc đạn được đặt vào trong hậu môn.

Thuốc viên uống. Đây là thuốc chứa các hoạt chất Rutin (còn gọi là vitamin P) hoặc các chất được trích từ thực vật được gọi chung là Flavonoid; có tác dụng điều hòa tính thẩm thấu và tăng sức bền chắc thành của các tĩnh mạch, do đó làm giảm phù nề, giảm sung huyết các tĩnh mạch ở vùng trĩ. Do tác động đến tĩnh mạch nên thuốc ngoài chữa trĩ còn dùng để trị chứng suy, dãn tĩnh mạch, đặc biệt bị ở chi dưới như tê chân, nổi gân xanh. Có thể kể một số biệt dược dùng để uống như: Ginkgo Fort, Flebosmil, An trĩ vương….

Trong điều trị, bác sĩ sẽ tùy theo tình trạng bệnh cho liều điều trị tấn công và liều điều trị củng cố. Ngoài thuốc tác động chính trên tĩnh mạch trĩ, bác sĩ có thể chỉ định thêm các thuốc khác như: kháng sinh, thuốc chống viêm, thuốc giảm đau, thuốc trị táo bón v.v… Người bệnh cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ định, dùng đủ và đúng thuốc. Đặc biệt, kiên trì dùng thuốc kéo dài đủ thời gian.

Thuốc cho tác dụng tại chỗ: thuốc đạn đặt vào trong hậu môn (trong trường hợp bị trĩ nội) hoặc dùng thuốc mỡ để bôi lên tổn thương. Thuốc cho tác dụng tại chỗ thường chứa nhiều hoạt chất như: hoạt chất làm giảm đau, chống viêm, kháng sinh, hoạt chất bảo vệ làm bền chắc tĩnh mạch, ngoài ra còn chứa các vitamin, chất bổ dưỡng giúp tổn thương mau lành. Cách dùng thường là đặt thuốc đạn hoặc bôi thuốc mỡ 2-3 lần trong ngày, nên đặt hoặc bôi sau khi đi tiêu và tối trước khi ngủ.

3. Trị trĩ bằng phẫu thuật

 Trĩ ngoại không có chỉ định điều trị thủ thuật và phẫu thuật trừ khi có biến chứng nhiễm trùng, lở loét hay tắc mạch tạo thành những cục máu đông nằm trong các búi trĩ. Điều trị bằng phẫu thuật như cắt bỏ bóc tách huyết khối trĩ ngoại, cắt bỏ mô liên kết trĩ ngoại, giãn tĩnh mạch trĩ ngoại, cắt bỏ viêm bên ngoài.

 Mục đích là loại bỏ bệnh trĩ hoặc dùng phương pháp thắt khiến cho mạch máu bị tắc hoặc ép phổi. Đốt điện hoặc laser chiếu xạ cũng có hiệu quả rất tốt.

Trên đây là những giới thiệu cơ bản của các chuyên gia Phòng Khám Đa Khoa Khương Trung về : " Trĩ ngoại " . Hy vọng sẽ giúp ích cho bạn và người thân trong việc chăm sóc sức khỏe .

Nếu có các thắc mắc về Bệnh trĩ ngoại và các phương pháp phòng tránh trĩ, bạn hãy liên hệ phòng khám đa khoa Khương Trung, 59 Khương Trung, Hà Nội để được tư vấn trực tiếp. ĐT: 0438 288 288.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét